VN88 VN88

Dở khóc dở cười nghề “Trai vẫy” giữa thủ đô

Họ được gọi là “trai vẫy” vì suốt ngày, suốt đêm phơi mặt ra ngoài đường và vẫy tay chào mời khi bắt gặp bất kỳ ai đi qua.

Đứng tràn lan ở hai ven đường, liên hồi gọi chào khách, cười mỗi khi khách hỏi và chặn đầu xe của khách là công việc của những chàng trai làm nghề vẫy khách ở những quán ăn.

Vẫy bạc mặt, nhận lương “bèo”

Trong thời buổi các quán ăn mọc lên như nấm, sức cạnh tranh giữa các quán lại càng căng khi nằm la liệt sát cạnh nhau. Bởi vậy, để có khách ghé vào ăn buộc các ông chủ phải đầu tư một lực lượng “trai vẫy” đứng dày đặc trước quán lo việc vẫy gọi, chào mời. Thậm chí, có quán bố trí hẳn một nhóm, cắt cử từ đầu đường đến cuối đường để “dò” khách từ xa.

Dọc các đoạn đường chuyên dịch vụ ăn uống như: Lê Đức Thọ, Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy); Trúc Bạch, Quán Thánh (Tây Hồ), Đội Cấn, Liễu Giai (Ba Đình); Lý Văn Phúc (Đống Đa)…, luôn có những nhóm nam thanh niên đứng dưới lòng đường gọi mời khách vào ăn uống. Mỗi khi có người đi qua là hàng chục tiếng gọi thi nhau cất lên. Và khi đã bắt được khách thì đon đả dắt xe cẩn thận và không quên gửi lời chúc ngon miệng đến các vị “Thượng đế”.

Phần lớn, những người được thuê để vẫy khách ở quán ăn là nam thanh niên tuổi đời 18 -20, nhanh nhẹn và hoạt ngôn. Giờ làm của họ khoảng 6 tiếng đồng hồ không cố định trong ngày và phần lớn là làm vào buổi tối đêm. Những ngày đông khách, họ vừa phải làm “trai vẫy” vừa phải trông giữ xe. Ấy vậy, một tháng lương của họ chỉ là 2 triệu đồng.

Tin sock: dở khóc dở cười nghề trai vẫy giữa thủ đô

Do khoc do cuoi nghe "Trai vay" giua thu do hinh 1

Các “trai vẫy” ngồi sẵn ven đường để “dò” khách từ xa.

Nguyễn Văn Xuân (21 tuổi, Lục Nam, Bắc Giang) – nhân viên một quán lẩu trên đường Lê Đức Thọ cho biết: “Hiện em đang là sinh viên, làm ở quán ăn là công việc làm thêm của em vào buổi tối. Giờ làm của em bắt đầu từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Công việc chủ yếu của em là đứng ngoài quán gọi chào khách và trông giữ xe. Mỗi tháng, ông chủ trả cho em 2 triệu đồng cùng với bao ăn cơm tối, có tháng thưởng cho 300 nghìn đồng để hỗ trợ xăng xe, thuê trọ”.

“Ông chủ không thuê nhân viên nữ làm việc này vì sợ sức không chịu được mà cũng ngại tai tiếng là gái gọi. Con trai chúng em bị gọi là trai vẫy thì thấy bình thường, nhiều lúc lại đem cái tên ra để đùa vui. Gọi vậy thôi, chứ làm ăn chân chính, đàng hoàng bằng công sức của mình thì chẳng ai để ý cái tên gọi cả”. Xuân chia sẻ.

Dở khóc, dở cười

Những ngày nắng nóng, các “trai vẫy” phải phơi mặt ra ngoài đường để chào gọi khách. Mỗi lần khách đến thì họ như những “con thoi” chạy qua chạy lại để tiễn khách ra vào. Còn những ngày vắng thì họ vẫn cứ đứng dựa gốc cây mà ngóng trông khách từ xa với hy vọng “dò” được ai đó hay tranh thủ kéo ghế ngồi lại chỗ mát để “xí” chỗ chờ khách.

Mỗi khi thấy khách tiến về phía quán là 3 đến 4 nam thanh niên chạy ùa ra vẫy gọi: “Vào đây ăn đi anh, quán nhà em đồ rẻ mà lại ngon, anh ăn thử lần này xem…”. Nhân viên quán khác lại chen lời: “Để xe vào đây anh chị ơi, quán em rộng, có điều hòa này…”. Thậm chí, vừa gọi mời, các “trai vẫy” xông thẳng vào xe đang đi trên đường để chèo kéo. Nhiều lúc, khách qua đường tưởng chừng như bị chặn đường gây sự.

Nhân viên Lê Đình Hải (quán phở phố Trúc Bạch) cho biết: “Chúng em làm ở đây, mỗi tháng chủ trả hơn 2 triệu đồng. Những ngày mưa thì làm sớm, nghỉ sớm vì ít khách hơn. Việc gọi chào khách vào quán nhiều lúc cũng ngại lắm vì có những khách tỏ ra khó chịu và mời nhiều quá khách lại ngại không vào. Việc chạy ra trước đầu xe để vẫy khách thì chẳng ai muốn, chỉ vì các quán gần nhau quá, lại nhiều nhân viên gọi chào nên chúng em cứ phải tiến sát lại gần để bắt khách luôn, không thì khó mà có khách. Dù biết là nguy hiểm nhưng biết làm sao được, chỉ cần khách đi qua quán mình là mất khách luôn rồi”.

Do khoc do cuoi nghe "Trai vay" giua thu do hinh 2

Những “trai vẫy” này sẵn sàng lao chặn đầu xe của khách để mời gọi vào quán.

Chia sẻ về công việc của minh, anh Hải kể: “Làm nghề này được tiếp xúc với nhiều đối tượng, người tốt có, kẻ xấu có. Nếu mình gọi mời đàng hoàng, lịch sự và dắt xe cẩn thận cho khách thì nhiều khi được tiền “boa”, được nói chuyện phiếm với nhau. Nhiều lúc cũng gặp khách khó tính, mắng chửi xối xả nhưng cũng đành chịu vì không dám cãi lại khách. Có lần, mình chỉ đứng ven đường vẫy khách vào quán ăn, ngay lập tức bị hai thanh niên dựng xe đuổi đánh mà không hiểu lý do gì. Khi ông chủ ra hỏi chuyện thì hai người kia nói là ngứa mắt nên đánh. Mình chỉ biết im lặng mà làm tiếp công việc”.

Tiếp lời Hải, một nhân viên ở quán bên cạnh cho hay: “Làm nghề vẫy khách này cũng bị mang nhiều tai tiếng, hiểm họa lắm. Nhiều lúc bị bạn bè trêu đùa là trai gọi đứng đường, người khác nghe thấy lại hiểu nhầm. Mỗi lần chạy ra bám vào xe của khách để gọi mời cũng thấy ngại vì họ đang đi với tốc độ nhanh, dễ nguy hiểm cho họ và cả mình nhưng đành phải thế vì nhiệm vụ công việc. Mới đây hai tháng, vì lao ra chặn xe máy để mời khách mà tôi bị đâm vào chân, may mà chỉ thương nhẹ chứ không gẫy”.

“Nhiều khách đến quán uống rượu say không tự đi xe về được, bọn em đành phải gọi taxi hoặc gọi cho người thân của khách đến đưa về. Có lần, em gọi cho một chị là vợ của khách đến đưa về, đến nơi chị này không những không đưa anh chồng về mà còn đứng mắng chửi chồng và bọn em. Nhiều người nhìn vào lại nghĩ bọn em lôi kéo vào rồi gây sự gì đấy, nhiều lúc cũng ngại”.

Mặc dù nghề “trai vẫy” ở các quán ăn đem lại nguồn khách lớn và thể hiện lòng hiếu khách, nhiệt tình của quán đối với khách. Nhưng, hình thức chào gọi này cũng đã khiến nhiều người thấy khó chịu và đôi lúc không dám vào quán vì bị mời quá đà.

Chị Nguyễn Thanh Tâm (Ba Đình – Hà Nội) cho biết: “Mỗi lần đi vào phố Trúc Bạch là một nỗi kinh hoàng. Mình thì đang đi xe máy bỗng nhiên một đám thanh niên từ hai ven đường nhảy ra chặn đầu xe rồi quơ tay chèo kéo mình vào quán ăn. Nhiều lúc giật mình và tưởng bị gây sự, cướp giật. Họ không biết là mình đang muốn đi ăn hay đi làm, cứ thấy có người là cả đám nhảy vào chào mời”.

(Tin sock hay nhất tại Truyen188.com)

VN88

Viết một bình luận